Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Ánh sáng đẹp để cho ngôi nhà đẹp

Có hai loại nguồn sáng, đó là nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo. Nguồn sáng tự nhiên: được phát ra từ những thực thể phát sáng trong tự nhiên như mặt trời, trăng, sao... mà chủ yếu là nguồn sáng từ mặt trời.


Ánh sáng và chiếu sáng là một phần rất quan trọng của công trình kiến trúc. Bên cạnh việc đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, hệ thống chiếu sáng tốt sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ của nhà bạn và ngược lại.

 Chúng ta không điều khiển được nguồn sáng tự nhiên nhưng có thể thay đổi, điều tiết ánh sáng từ thiên nhiên bằng cách chọn thời điểm, chọn không gian hay những dụng cụ hỗ trợ để điều chỉnh tính chất và cường độ ánh sáng chiếu tới nơi cần chiếu sáng. Còn nguồn sáng nhân tạo: là các loại đèn do con người tạo ra. Với nguồn sáng nhân tạo, ta có thể chủ động bố trí, điều chỉnh được. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới nguồn sáng nhân tạo và chiếu sáng nhân tạo.
Có hai dạng ánh sáng: trực tiếp và gián tiếp. Ánh sáng trực tiếp (ánh sáng thẳng - direct light): là ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng (đèn) đến môi trường, chủ thể cần chiếu sáng. Ánh sáng trực tiếp có cường độ mạnh, tạo nên bóng đổ rõ sắc nét. Trong công trình kiến trúc, ánh sáng đi qua cửa kính trong suốt cũng được coi là ánh sáng trực tiếp. Ánh sáng gián tiếp (indirect light) hay còn gọi là ánh sáng phân tán (diffuse light): là ánh sáng được khuếch tán qua một môi trường khác như đám mây, tấm rèm. Một loại khác của ánh sáng gián tiếp là ánh sáng phản chiếu (bounce light): là loại ánh sáng được chiếu vào bề mặt rồi phản chiếu đến chủ thể. Sự phản chiếu bề mặt này có thể xảy ra nhiều lần trên các bề mặt khác nhau. Ánh sáng gián tiếp đều và dịu, thường không rõ bóng đổ.

Chiếu sáng trong kiến trúc - nội thất
Đã qua cái thời "chiếu sáng" chỉ là lắp cái bóng đèn. Chiếu sáng bây giờ đòi hỏi cao hơn nhiều về thiết kế và kinh phí. Chất lượng không gian kiến trúc và nội thất được nâng cao, cùng với sự đa dạng phong phú của các chủng loại đèn là những yếu tố tác động lẫn nhau để chiếu sáng không dừng lại ở yếu tố công năng sử dụng, mà còn mang giá trị thẩm mỹ.
Chiếu sáng trong kiến trúc - nội thất có nhiều dạng, nếu xét theo tính chất của ánh sáng, ta cần quan tâm đến chiếu sáng trực tiếp và chiếu sáng gián tiếp.
- Nguồn sáng trực tiếp thường được tạo ra, xuất phát từ các loại đèn trần, đèn tường. Kiểu chiếu sáng này phổ biến và tương đối hiệu quả về công năng. Tuy nhiên, chiếu sáng trực tiếp cũng có nhược điểm là đều và gây nhàm chán, thiếu cảm xúc.
- Chiếu sáng gián tiếp thường được kết hợp để bổ sung cho chiếu sáng trực tiếp, làm ánh sáng trong không gian sinh động hơn. Ánh sáng gián tiếp có thể vẫn được tạo ra từ các loại đèn được che nguồn phát sáng, hay từ các ô, các khe trần - tường hắt ra và phản xạ. Cách làm này thường được kết hợp cùng giải pháp nội thất khác. Ánh sáng gián tiếp dịu nhẹ, tạo được hiệu quả thẩm mỹ, không gây chói cho người sinh hoạt trong không gian đó.
Nếu xét về mục đích chiếu sáng:

- Chiếu sáng chung là dạng chiếu sáng đều khắp, đảm bảo cho các sinh hoạt và giao thông. Chiếu sáng chung có thể sử dụng ánh sáng trực tiếp hay gián tiếp song cần bố trí đủ, đều, không quá chói. Nguồn sáng chung nên dùng màu trắng.
- Chiếu sáng tập trung (chiếu sáng cục bộ) để phục vụ cho các không gian làm việc hay sinh hoạt đặc thù. Chiếu sáng tập trung rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và sức khoẻ, tâm lý người sử dụng. Ví dụ: chiếu sáng cho khu vực nấu bếp, chiếu sáng bàn ăn, bàn làm việc... Chiếu sáng tập trung cần tính toán kỹ về cường độ sáng, màu sắc và đặc thù ánh sáng để chọn đèn cho phù hợp. Chiếu sáng tập trung nhất thiết sử dụng nguồn sáng trực tiếp.
- Chiếu sáng trang trí nhằm mục đích tăng giá trị thẩm mỹ của không gian kiến trúc - nội thất. Chiếu sáng trang trí có thể đặc tả, làm nổi bật hình khối, chi tiết nội thất như trần, tường hay tranh, ảnh, phù điêu, tượng...; nhưng cũng có thể chỉ tạo nên những mảng sáng, quầng sáng thuần tuý, kết hợp với bóng đổ để tạo hiệu quả thị giác. Chiếu sáng trang trí thường sử dụng ánh sáng vàng và có thể dùng cả ánh sáng trực tiếp và gián tiếp.
Tuy nhiên, mọi phân loại đều chỉ mang tính tương đối. Nếu biết kết hợp thì một hệ thống đèn có thể đảm nhận nhiều mục đích. Ví dụ như chiếu sáng chung dùng ánh sáng gián tiếp qua các hệ thống khe, mảng hắt ở trần, tường. Nếu kết hợp tốt với thiết kế các thành phần nội thất khác thì cũng mang yếu tố trang trí, thẩm mỹ. Căn cứ vào mục đích và tính chất chiếu sáng cũng như cụ thể không gian cần chiếu sáng, người thiết kế có thể linh hoạt đưa ra nhiều giải pháp theo nguyên lý và các thủ pháp chiếu sáng như chiếu sáng diện, điểm, tuyến...
Thiết kế chiếu sáng
Chiếu sáng chung dùng đèn nhiệt quang, kết hợp tạo điểm nhấn trang trí trên bề mặt Thiết kế một hệ thống chiếu sáng có nghĩa là phân bổ, sắp xếp các loại đèn trong không gian kiến trúc - nội thất để tạo nên hiệu quả sử dụng và thẩm mỹ phù hợp. Gần đây, việc thiết kế chiếu sáng phần nào được chú ý đúng mức, khác với trước kia, phần chiếu sáng thường ở nội dung thiết kế điện, thậm chí nằm chung bản vẽ mặt bằng bố trí với các thiết bị điện khác, do kỹ sư điện đảm nhiệm. Khi chưa có một chuyên ngành chiếu sáng riêng, với những chuyên gia am hiểu về thẩm mỹ kiến trúc, vật lý kiến trúc và kỹ thuật điện, thì việc phối hợp giữa kiến trúc sư và kỹ sư điện là cần thiết để đưa ra giải pháp hệ thống chiếu sáng phù hợp trên nhiều phương diện.

Kiến trúc sư phải là người đưa ra những ý tưởng cơ bản nhất cho thiết kế chiếu sáng: theo nguyên lý chiếu sáng nào, mục đích chiếu sáng là gì, dùng ánh sáng loại gì, màu sắc, vị trí nguồn sáng... Từ đó mới hình thành cơ sở để chọn những kiểu đèn, loại bóng đèn phù hợp. Một thiết kế chiếu sáng không tốt có thể làm hỏng không gian, hay thiết kế quá phức tạp có thể gây lãng phí và khó khăn khi sử dụng.
Sắm đèn là đi mua nguồn sáng
Ở góc độ tiêu dùng, mua đèn là đi mua nguồn sáng. Vì lẽ đó đèn chất lượng có nghĩa là đèn phải có nguồn sáng chất lượng (chứ không phải hình thức cái đèn). Vai trò của kiến trúc sư rất quan trọng trong thiết kế chiếu sáng, tư vấn đúng cho khách hàng lựa chọn loại đèn phù hợp. Một thiết kế chiếu sáng tốt phải đảm bảo công năng sử dụng, thẩm mỹ, bền vững và kinh tế. Kiến trúc sư cần làm rõ cho khách hàng hiểu về việc sử dụng đúng, phù hợp với nhu cầu để có những chọn lựa đúng.
Trong thực tế, việc mua đèn - mua nguồn sáng thường do chủ nhà tự làm. Và kết quả thường sai lệch nhiều so với thiết kế (dù chỉ ở dạng nguyên lý). Khi sang giai đoạn hoàn thiện công trình, chủ nhà thường nhìn những đầu "dây chờ" mà đi mua đèn, không hiểu rõ vị trí đèn này sử dụng với mục đích gì, cần dạng ánh sáng thế nào. Một sai lầm khi đi mua đèn là thường chỉ căn cứ vào kiểu dáng mà ít quan tâm đến yếu tố tính chất ánh sáng cũng như các thông số kỹ thuật như công suất, nguồn điện. Kết quả là đèn đẹp nhưng ánh sáng... xấu. Có một tình huống nữa là làm theo quy trình ngược: xem đèn rồi chọn mua, bảo thợ đi dây vào những vị trí muốn treo...

Chiếu sáng cho tranh Vấn đề cốt lõi cho cả người thiết kế và chủ nhà là phải hiểu nguyên tắc chiếu sáng cơ bản để "mua nguồn sáng" phù hợp. Tất nhiên chủ nhà cũng có quyền tham gia vào việc lựa chọn bởi họ là người sử dụng và hiểu rõ mình có nhu cầu chiếu sáng như thế nào. Nhưng cuối cùng thì cũng phải đạt được tiêu chí chiếu sáng đúng cách, đúng chỗ.
Một chiếc đèn rất đắt tiền nhưng nếu đặt sai chỗ, sai mục đích chiếu sáng sẽ không hiệu quả và lãng phí. Một bộ đèn chùm có thể rất đẹp nhưng nếu dùng bóng đèn compact sẽ làm mất đi vẻ lung linh huyền ảo. Một bức tranh/ảnh đặt dưới ánh đèn neon trắng sẽ cho màu sắc nhợt nhạt không trung thực... Khi đã hiểu được mục đích chiếu sáng và nắm rõ tính chất các loại đèn/bóng đèn thì rõ ràng việc đi "mua nguồn sáng" sẽ dễ dàng hơn nhiều.
"Chơi" sáng đúng cách
"Chơi sáng" ở đây được hiểu ở cả hai góc độ: thiết kế - lắp đặt và sử dụng hệ thống chiếu sáng. Và điều mấu chốt là ánh sáng đẹp chứ không phải đèn đẹp!
"Chơi sáng" đúng cách nghĩa là có một hệ thống chiếu sáng hợp lý, thẩm mỹ, kinh tế. Nếu quá tiết kiệm thì có thể sẽ thiếu sáng. Giải pháp thông thường là tăng công suất bóng song không hữu hiệu vì nguồn sáng sẽ phân bố không đều. Ngược lại, nếu quá nhiều đèn sẽ gây tốn kém không cần thiết và thậm chí quá sáng, loạn sáng gây khó chịu. Đây được gọi là tình trạng "ô nhiễm ánh sáng". Trong thực tế, có những thiết kế thiếu và thừa như vậy. Việc phối hợp các nguồn sáng với nhau để tạo ra các dạng chiếu sáng đan xen trong mỗi tình huống, trong từng trường hợp sinh hoạt cụ thể là một cách "chơi" đầy khoa học.
Đặc tả chi tiết trang trí nội thất "Chơi sáng" ở phía người sử dụng là biết vận dụng hệ thống chiếu sáng trong những tình huống sinh hoạt, làm việc cụ thể để đạt được hiệu quả công năng và thẩm mỹ, đồng thời tiết kiệm điện và giữ cho các bóng đèn bền lâu. Nhiều người vì tiết kiệm điện nên hay bật đèn neon thay vì bật đèn sợi đốt. Nhưng nếu chỉ bật trong một thời gian ngắn rồi tắt thì sẽ làm giảm tuổi thọ đèn. Có người luôn bật quá nhiều đèn để làm sang nhưng dễ gây tình trạng "ô nhiễm ánh sáng" như đã nói ở trên. Có trường hợp có hệ thống chiếu sáng rất tốt, rất thẩm mỹ nhưng lại "lười" không "chơi", chỉ bật những đèn sáng tối thiểu. Đó là sự lãng phí ở góc độ đầu tư. Người biết "chơi sáng" là biết bật đèn gì vào lúc nào. Ví dụ như tiếp khách xã giao nên bật đèn chiếu sáng chung để nhìn rõ mặt, sáng đều hai phía; nhưng nếu khách thân mật, nói chuyện tâm tình có thể chỉ sử dụng chiếu sáng trang trí. Khi nghe nhạc không nên bật quá nhiều đèn vì sẽ bị phân tâm với cảm nhận thị giác hơn là thính giác; khi ăn nhất thiết phải bật đèn bàn ăn (đèn thả) để nhìn rõ và tăng sự hấp dẫn của món ăn; khi soi gương, trang điểm phải bật đèn gương để nhìn màu cho chuẩn...
Một vấn đề khác liên quan đến việc "chơi sáng" là bố trí hệ thống công tắc phải hợp lý, dễ tìm, dễ nhận biết và dễ nhớ. Các công tắc nên phân tán theo đúng các khu vực và theo tuyến giao thông để tránh nhầm lẫn. Việc bật nhầm đèn thường xuyên sẽ gây tâm lý rất khó chịu và làm giảm tuổi thọ bóng đèn. Đã có rất nhiều các trường hợp mật độ bố trí công tắc quá dày trên một vị trí (do quá nhiều đèn, hoặc do khi thi công ngại đi dây sang tuyến khác...) nên gia chủ cũng không nhớ nổi và phải lấy bút ghi lên mặt hạt là công tắc gì cho đèn nào. Đây là một điều nên tránh trong cả quá trình thiết kế và thi công.
Nhưng dù "chơi sáng" kiểu gì, thì khi ra khỏi phòng, ra khỏi nhà, bạn nhớ kiểm tra đã tắt đèn hay chưa!.

5 bước để có được một căn phòng nhỏ ấn tượng

Để có thể trang trí một căn phòng thật sự ấn tượng cho ngôi nhà của mình, bạn nên tham khảo những bí quyết sau.

 
Căn phòng trước khi được trang trí
 
Bước 1: Thêm màu sắc cho căn phòng thêm sinh động

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ấn tượng đầu tiên của người nhìn đối với căn phòng. Thay đổi màu sơn của các bức tường cũng là một trong những cách cơ bản để tạo ra một hình ảnh mới. Khi chọn màu cho căn phòng bạn cần lưu ý đến đặc điểm (về vị trí, diện tích, hướng sáng, thời điểm) để chọn màu sao cho phù hợp.
 
 

Tuy căn phòng này có những khung cửa sổ lớn, nhưng lại bị bao quanh bởi những ngôi nhà cao tầng khác (một trường hợp rất hay gặp) nên lượng ánh sáng chiếu vào phòng không nhiều như mong muốn. Trong trường hợp này màu vàng là lựa chọn tốt nhất để tạo cảm giác tươi sáng, ấm áp cho căn phòng khi mùa đông đang tới.

Bước 2: Chọn màu sắc và hoa văn cho đồ dùng nội thất
Để tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho căn phòng, bạn không nên chọn đồ dùng một cách tuỳ tiện mà cần lưu ý đến việc chúng có phù hợp với nhau, cũng như với tổng thể hay không.
 
 

Một vài nguyên tắc cơ bản khi chọn màu sắc và hoa văn cho đồ dùng nội thất:

- Kích thước của đồ nội thất phải tương ứng với diện tích căn phòng. Với những căn phòng có diện tích nhỏ như căn phòng này, thì nên chọn các đồ dùng cũng có kích thước nhỏ nhắn, tiện dụng.

- Màu sắc của đồ vật có kích thước lớn nhất sẽ là màu chính của đồ nội thất có trong căn phòng.

- Những màu sắc của các đồ nội thất khác nhỏ hơn sẽ theo đó mà lựa chọn sao cho phù hợp tuỳ theo chủ ý của người dùng. Có thể là những màu sắc, hoa văn, họa tiết tương đồng để tạo sự xuyên suốt cả căn phòng, nhưng cũng có thể là những gam hoàn toàn đối lập, khác biệt để tạo điểm nhấn và thể hiện cá tính. Những họa tiết kẻ sọc và vòng tròn “tone sur tone” luôn là lựa chọn truyền thống để kết hợp với các màu đồng nhất.

- Đồ trang trí cũng cần được xét đến sự hài hoà với tổng thể, không nên quá chú trọng về số lượng dễ rơi vào tình trạng phô trương, làm mất đi vẻ đẹp hài hoà của căn phòng.

Bước 3: Sức sống mới cho khung cửa sổ
Khung cửa ổ đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn sáng, tạo sự thoáng đáng cho căn phòng cũng như ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể. Chỉ đơn giản bằng việc thay những tấm rèm cửa cũng khiến cho khung cửa sổ trở nên mới lạ và đầy sức sống. Khi chọn rèm thì ngoài việc chú ý đến màu sắc, chất liệu còn cần lưu ý đến thời điểm.
 
 
 
Vào tiết trời mát dịu của mùa thu như bây giờ, thì những tấm rèm mỏng nhẹ, màu sắc tươi tắn sẽ giúp ánh sáng và gió dễ tràn và nhà hơn.

Bước 4: Không gian trưng bày
 
Đây là không gian không thể thiếu được trong những căn phòng khách. Đó có thể đơn giản là những khoảng tường với những bức tranh, một chiếc bàn kệ nhỏ với lọ hoa và những bức ảnh.
 
 
 
Một chiếc tủ kệ để đựng đồ vừa là nơi có thể đặt những đồ trang trí nhỏ xinh sẽ khiến cho căn phòng của bạn thêm ấn tượng.

Bước 5: Hoàn thiện căn phòng
Sau khi hoàn thành việc kê đặt những đồ dùng chính, bạn hãy hoàn thiện căn phòng bằng những đồ dùng khác như đèn đọc sách, những chiếc gối kê, lọ hoa...
 

Giá trị về tầm nhìn của ngôi nhà

Với những căn hộ không có view đẹp, không có nghĩa đóng hết. Nếu không có view có sẵn, muốn đẹp, chúng ta có thể tự tạo ra view (lưu ý: view là điểm nhìn, không phải nhìn ra bên ngoài, mà bên trong cũng phải đẹp). 


Tại sao ở các chung cư cao cấp, những căn hộ có hướng tốt, có điểm nhìn tốt, mắc hơn nhiều so với nhà bình thường? Tại sao những nhà ở tầng thấp lại rẻ hơn những nhà ở tầng cao? Tại sao những nhà trên cùng lại mắc nhất?

Chỉ có một câu trả lời: Đó là giá trị của điểm nhìn (view).

Với nội thất, bố cục rất quan trọng. Nội thất sử dụng hợp lí nằm ở bố cục. Hiển nhiên bố cục hợp lí sẽ đẹp. Nói cách khác, không gian có rực rỡ hay không, có đặc biệt hay không, đồ nội thất tốt hay không tốt - chưa biết. Nhưng bố cục hợp lí là đẹp.

Sở hữu một không gian sống, việc đầu tiên phải nghiên cứu thật kỹ không gian xung quanh, kết hợp với điều kiện tự nhiên (hướng nắng, hướng gió, mưa tạt...) để quyết định mở hay không mở view, và mở lớn hay mở nhỏ.

Ví dụ: căn hộ có view hướng Tây, buổi chiều rất nắng, buổi tối rất đẹp, vì nó nhìn xuống hồ, thì chắc chắn không thể vì hướng tây mà đóng hết cửa. Một trong những giải pháp ở đây là mở cửa lá sắt. Nó vẫn thoáng, vẫn lấy được gió và che được nắng, mưa không tạt...
Giá trị tầm nhìn của ngôi nhà

Trong nội thất, mỗi không gian đều có những mặc định cơ bản, không thể làm khác được. Với phòng ngủ, view của nó không phải là tivi, không phải tủ quần áo, lại càng không phải toilet. View của phòng ngủ là cái ở ngoài cửa sổ, cái mà mỗi sáng thức dậy và mỗi tối đi ngủ bạn có thể nhìn thấy. Nhưng với phòng nghe nhìn, chắc chắn view không phải ngoài cửa sổ, mà là hệ thống nghe nhìn: tivi, dàn máy, hệ thống loa... Không gian có giá trị, nhưng nếu chủ nhân không biết khai thác cũng trở nên vô dụng.
Ví dụ: phòng ngủ rất đẹp, nhưng đầu giường kê ở cửa sổ, khi nằm trên giường mặt hướng vào tivi, thì giá trị bạn đang sở hữu hoàn toàn không được dùng đến. Vì phòng ngủ để ngủ, không phải đứng mà là để nằm. Ngược lại, bạn mở cửa sổ quá lớn, chỉ để nhìn ra vách  tường của nhà hàng xóm lại rất lãng phí, vì bạn đang hưởng thụ một thứ không giá trị.
Nội thất không đơn giản chỉ là cái người khác nhìn vô, mà là cái người hưởng thụ ở trong phòng nhìn ra, và nhìn xung quanh. Không gian nội thất sẽ rất hợp lí, rất đẹp, khi mình đứng ở bất cứ điểm nào trong không gian đó, xoay một vòng đều thấy nó ổn. Nhưng để chiếc sofa (loại áp vô tường, vùng lưng không được thiết kế đẹp) ra giữa phòng, để lộ cái lưng, rõ ràng không gian đó không ổn, dù bộ sofa đó rất đẹp và giá trị. Nhưng không có nghĩa không được đặt sofa như vậy, quan trọng là lựa chọn. Thực tế, có những loại sofa phô diễn rất tốt phần lưng.
Với những không gian đóng, chúng ta có thể kiểm soát được view. Nhưng với xu hướng không gian mở - không gian trong nhà mở với nhau, rồi mở ra ngoài - điểm nhìn dễ đẹp nhưng cũng rất dễ... rồi. Giải pháp ở đây là chủ nhân phải biết hạn chế. Những nơi quá nhiều view phải làm cho nó bị chặn lại (chặn lại để có view nhìn, chứ không phải để không còn view).

Chặn không phải xây tường, ngăn vách, mà là chặn điểm nhìn của mắt. Đó là lí do chúng ta gặp trong không gian chiếc bàn con, chỉ để đặt bình hoa trên bàn, hay chiếc đèn thả từ trên trần xuống... Những cái đó là giải pháp làm không gian nhịp điệu lại, không bị loạn với các không gian được mở hết.
Giá trị tầm nhìn của ngôi nhà 1

Ngoài ra chuyện khai thác view ở ngoài, rất cần khai thác view bên trong, như việc sử dụng đơn giản một cái hốc tường để đặt vật trang trí và sử dụng ánh sáng chiếu tập trung, hoặc vật trang trí đó nổi bật nhất về màu sắc trong không gian chung, thì đó cũng là view mới mà bạn tạo ra trong không gian của mình.
Hay nguyên căn phòng khách dàn trải không có điểm nghỉ mắt, với rất nhiều đồ: sofa, bàn nước, bàn nhỏ, kệ tivi... sẽ không có điểm nhìn tập trung. Lúc này, bạn có thể tạo ra view là bức tranh hoặc bình hoa để hướng sự tập trung của tầm mắt. Hay toàn bộ màu trắng, bạn sơn mảng tường màu đỏ, thì đó cũng là điểm để nhìn...
Giá trị của nội thất nói riêng và căn nhà nói chung chính là điểm nhìn khéo léo sắp xếp, tinh tế sử dụng, đặc biệt có một bố cục hợp lí, bạn sẽ nhận được những giá trị không ngờ mà không gian sống của mình mang lại!

Ghế theo “âm dương”

Nổi bật với hai màu đen trắng, bề mặt ghế được thiết kế đối xứng, khi đặt sát vào nhau chúng sẽ tạo dáng như hình bát quái âm dương rất thú vị và bắt mắt.


Những chiếc ghế được thiết kế độc đáo, hiện đại với những đường cong mềm mại đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng ngay khi vừa xuất hiện trên thị trường đồ trang trí nội ngoại thất.

Ghế “âm dương”
Ghế “âm dương” 1
Ghế “âm dương” 2
Ghế “âm dương” 3
Ghế “âm dương” 4
Được đánh giá là một trong những sản phẩm ấn tượng nhất của Công ty Dedon, mẫu ghế "âm dương" sẽ là một điểm nhấn tuyệt vời cho không gian thư giãn ngoài trời của gia đình cũng như các khu nghỉ ngơi giải trí công cộng.

Tận dụng về ánh sáng tự nhiên

Ngày nay, bằng nhiều cách khác nhau, người ta có thể tận dụng nguồn sáng tự nhiên một cách tối đa và hiệu quả nhất vào ngôi nhà. Tùy không gian, mục đích sử dụng mà có cách xử lý ánh sáng riêng biệt.


Trong kiến trúc nhà ở, ánh sáng tự nhiên mang tính nghệ thuật, làm tăng giá trị thẩm mỹ trong không gian sinh hoạt của gia đình.

Ánh sáng trong phòng khách
Phòng khách là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình và nơi giao lưu gặp gỡ giữa khách và gia chủ. Do đó, khu vực này cần tạo ra một không gian “mở” thoáng đãng, hài hòa thân thiện với thiên nhiên, ngập tràn ánh nắng. Để đạt được những yêu cầu như vậy, trong khâu thiết kế, chủ nhà và kiến trúc sư cần có sự thống nhất về vị trí, hướng của những góc lấy ánh sáng chính vào ngôi nhà (cửa chính, cửa sổ, vách kính...). Nếu lựa chọn vị trí tốt không chỉ có được ánh sáng tốt vào phòng mà còn tạo được nhiều góc không gian đẹp mắt ấn tượng.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Phòng khách với màu nâu trầm ấm.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên 1
Ánh sáng tạo ra sự gấp khúc tô điểm cho căn phòng.
Từ việc tạo mảng trống cho ánh sáng chiếu vào nhà đến những phát minh khoa học như tạo ra các sợi cáp quang silicon, sử dụng kính để tăng cường ánh sáng đã chứng tỏ ánh sáng tự nhiên ngày càng được quan tâm đặc biệt. Ánh sáng mang tính biểu cảm lớn, có sức hút tạo cảm giác phấn khích, vui vẻ.
Ánh sáng trong phòng ngủ
Phòng ngủ với chức năng chính dành cho việc nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc, tuy nhiên, nó cũng được kết hợp với nhiều chức năng khác như không gian làm việc, giải trí cá nhân. Đây được coi là nơi riêng tư của mỗi thành viên trong gia đình. Do đó, cách sắp xếp bố cục đồ đạc, trang trí là dịp để chủ nhân thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên 2
Ánh sáng tạo nên một nét đẹp tinh tế
Ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác thông thoáng, thư giãn cho phòng ngủ. Tuy nhiên, theo các kiến trúc sư, phòng ngủ không nên sử dụng quá nhiều ánh sáng sẽ gây chói mắt. Nếu vị trí phòng ngủ bắt buộc ở nơi có nhiều ánh sáng thì cần bố trí rèm cửa để hạn chế bớt ánh sáng khi cần thiết.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên 3
Ánh sáng làm bừng sáng không gian phòng ngủ.
Nếu phòng ngủ nằm dưới tầng 1 và có hiên thì đó là điều kiện lý tưởng để chủ nhân thỏa sức tạo ra các góc đẹp mắt hướng ra thiên nhiên trong lành và tươi mát. Bạn có thể thừa hưởng những nguồn sáng bất tận do thiên nhiên ban tặng vào mỗi sớm mai, bố trí một bộ bàn trà ngay hiên phòng ngủ.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên 4
Ánh sáng chiếu qua bức rèm làm không gian thật hơn, giảm ẩm mốc.
Không gian bếp ăn chan hòa ánh sáng
Bếp ăn là nơi giữ lửa trong mỗi căn nhà, sở dĩ nó có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy là do cảm giác quây quần, ấm cúng trong mỗi bữa ăn. Phòng ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả gia đình nên yêu cầu đầu tiên là sự sạch sẽ, ngăn nắp. Lựa chọn ánh sáng hợp lý sẽ giúp cho bữa ăn trở nên thi vị, ngon miệng hơn. Nếu vị trí của bếp thuận lợi cho việc lấy ánh sáng tự nhiên thì đó là điều may mắn cho gia đình bởi ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác khô thoáng, sạch sẽ.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên 5
Ánh sáng làm nổi bật nét duyên của bếp
Bếp và thiên nhiên giao hòa với nhau giúp cho người làm bếp hào hứng mỗi khi nấu ăn và tạo cảm giác thích thú, đặt niềm vui vào các món ăn. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là không nên đặt bếp nấu vào nơi có nhiều ánh sáng bởi sẽ gây 'quáng' khi nấu ăn. Hơn nữa nếu cửa sổ đặt ngay vị trí bếp nấu sẽ gây tạt lửa khi có gió. Bạn nên tập trung ánh sáng vào những nơi khác như chậu rửa, bàn ăn.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên 6
Không gian bếp tươi trẻ nhờ cách bố trí đẹp mắt.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên 7
Bếp ăn đơn giản với đồ gỗ trang nhã nhẹ nhàng làm căn phòng thêm thanh thoát.
Ánh sáng cho phòng tắm
Phòng tắm chính là nơi trút sạch những lo toan bận bịu thường ngày để đắm chìm trong dòng nước mát lạnh, tận hưởng những giây phút khoan khoái, nhẹ nhàng. Sử dụng nguồn sáng tự nhiên không phải là khó khi hiện nay mọi người hay tìm đến những khoảng thiên nhiên mở trong gia đình “phòng khách mở”, “phòng ngủ mở” và “phòng tắm mở”. Đối với phòng tắm, ánh sáng tự nhiên không những có chức năng chiếu sáng mà còn đem lại sự khô ráo cần thiết cho không gian này.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên 8
Ánh sáng đi qua vật liệu cách điệu lạ mắt làm phòng tắm thêm sinh động.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên 9
Ánh sáng điểm xuyết nhẹ nhàng làm không gian thêm bắt mắt.
Bằng cách này hay cách khác, ánh sáng tự nhiên luôn hiện hữu và chiếm một vị trí quan trọng trong các không gian sinh hoạt của chúng ta, nó giúp cho mọi vật trở nên tươi tắn, tràn đầy sức sống.

Nhà vườn phong cách hiện đại

Nhà vườn cần có những yêu cầu không gian khác nhà ở hàng ngày. Môi trường thiên nhiên chung quanh đòi hỏi cách bố cục của nhà nghỉ cuối tuần dù linh động nhưng vẫn phải tuân thủ theo nguyên lý phong thủy truyền thống.


Với khuôn viên rộng, không gian thoáng đãng, nhà vườn vùng ngoại ô là nơi thư giãn lý tưởng của nhiều người.


Nhà vườn hiện đại
Nhà vườn hiện đại với không gian thoáng đãng.
Đặc tính cư trú ngắn hạn (một vài ngày cuối tuần hay theo mùa) nên nhà vườn không nhất thiết phải có đầy đủ chức năng như ngôi nhà ở dài hạn. Nhà vườn có thể không cần phòng thờ, phòng làm việc hoặc kho nhưng lại chú trọng nơi sinh hoạt, bếp, phòng ăn, hồ bơi, hồ câu cá, hành lang rộng bao quanh. Việc phân khu không cần rạch ròi theo kiểu ngăn phòng mà thiên về tính đa năng.

Nhà vườn hiện đại 1
Bể bơi ngoài trời hiện đại.
Có thể mô phỏng dạng ngôi nhà truyền thống có một không gian chung làm chỗ gia đình quây quần vui chơi, nghỉ ngơi, sau đó dùng vách ngăn nhẹ tạo nơi nghỉ ngơi riêng tư. Cách thức phân khu cũng khởi điểm từ trọng tâm của ngôi nhà (trung cung). Phần trước trung cung thường hay bố trí các khoảng giao tiếp, sinh hoạt chung, phần sau dùng làm chỗ bếp ăn là hợp với quy luật phong thủy truyền thống.
Nhà vườn hiện đại 2
Tắm giữa thiên nhiên...
Nhà vườn thường có khuôn viên rộng nên việc xoay nhà theo hướng tốt không khó khăn như nhà phố. Cấu trúc nhà được thiết kế tận dụng lấy thiên nhiên hoặc bố trí thành các dãy nhà kiểu chữ T, H hoặc L để các cạnh ngắn tiếp xúc ít với các hướng xấu, các cạnh dài sẽ đón gió tốt và cảnh quan đẹp hơn.

Nhà vườn hiện đại 3
Khuôn viên rộng rãi thoáng đãng của nhà vườn là nơi nghỉ ngơi lý tưởng.
Các hướng có nắng gắt Tây, Tây Bắc hoặc gió lạnh như Đông Bắc nên đặt khu vệ sinh, nhà xe, có tường dày che chắn, hoặc bố trí hàng hiên rộng có mái vươn xa cùng các tấm chắn nắng để giảm bức xạ. Các hướng tốt về khí hậu như nam, đông nam cần mở rộng cửa để đón gió. Nên định vị tại đó các phòng sinh hoạt chung, phòng ăn hoặc hiên nghỉ, phòng ngủ.

Nhà vườn hiện đại 4
Góc vườn với cây cỏ xanh mướt.
Nhà vườn hiện đại chính là không gian sinh hoạt chung rộng lớn của gia đình, hướng tới việc kết nối và sinh hoạt cộng đồng. Vì vậy, nhà vườn mang tính chất mở, hướng tới nhu cầu thưởng thức không gian chung, tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên sẵn có.


Tạo vườn cây xanh ở trong nhà phố

Mảnh vườn nhỏ này chính là điểm nhấn trung tâm của ngôi nhà. Mọi phía đều có thể nhìn ngắm khu vườn này như phòng khách, phòng ăn và cả bếp.


Một mảnh vườn nằm ngay giữa ngôi nhà và được trải sỏi, có lối đi và nhiều cây cỏ sẽ tạo nên một không gian thật mát lành, gần gũi thiên nhiên.

 Ở lầu một cũng được thiết kế một ban công để từ đó có thể nhìn xuống vườn. Một khoảng thông tầng lớn ôm trọn mảnh vườn và tạo khoảng không thoáng đãng cho tất cả các tầng lầu. Ngoài điểm nhấn trung tâm này, các không gian riêng tư khác của những người sống trong ngôi nhà cũng có mở ra các khoảng thiên nhiên nhỏ.
 
Từ phòng khách nhìn mảnh vườn.

 
Từ ban công nhìn ra khoảng trống với nắng và gió như bên ngoài trời.

 
Khoảng thông tầng rộng như khoảng trời riêng     
 

Phòng làm việc là không gian mở
  

Phòng ăn cũng có vườn bao quanh
  

Ban công là góc ngồi mà chủ nhà thích nhất vào mỗi buổi sáng
  
  
Phòng ngủ cũng nhìn ra một khoảng vườn nhỏ đầy nắng     
 
 
Mặt bằng tầng trệt  

 
Mặt bằng lầu 1